Stories, Tin tức

Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng

Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng – Quan niệm này có đúng không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng META.vn đi tìm hiểu rõ hơn về quan niệm này bạn nhé!

Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 Âm lịch và còn được gọi với cái tên khác là Tết Nguyên TiêuTết Thượng Nguyên. Ngày rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch Âm của người Việt. Cái tên “Nguyên Tiêu” có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, trong đó “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất và “Tiêu” có nghĩa là đêm.

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên và nằm trong hệ thống Tết Thượng – Trung – Hạ Nguyên. Trong đó, Tết Trung Nguyên là ngày rằm tháng 7 Âm lịch và Tết Hạ Nguyên là ngày rằm tháng 10 Âm lịch.

Vào ngày rằm tháng Giêng, người Việt thường chuẩn bị làm mâm lễ cúng tươm tất và chu đáo để dâng tổ tiên và các vị thần linh với mong muốn cầu một năm mới bình an cho cả gia đình. Bên cạnh đó, mọi người cũng thường đi chùa lễ Phật để cầu mong cho một năm an lành cho bản thân và gia đình.

Quan niệm “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” có đúng không?

Trong dân gian, người Việt xưa thường có câu “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vậy quan niệm này có đúng không? Cúng ngày rằm tháng Giêng là một trong những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của người Việt từ xưa tới nay và quan niệm trên nhằm thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của ngày lễ này đối với người Việt Nam.

Trước đây, Tết Nguyên Tiêu còn thường được gọi là “Tết muộn”, bởi những gia đình khá giả ngày xưa thường tiếp tục ăn Tết và chơi hoa mai, hoa đào nở muộn. Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp để những người đau ốm, người đi làm ăn xa quê, bộ đội đi công tác, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù. Chính vì vậy mà từ lâu trong tâm thức người Việt, ngày rằm tháng Giêng luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không khác gì ngày Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, theo lịch nông nghiệp của người Việt, rằm tháng Giêng cũng là ngày khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Do đó, trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân thường làm lễ cúng để cầu cho một năm bội mùa.

Ngày nay, có rất nhiều người theo đạo Phật quan niệm rằng ngày rằm tháng Giêng là ngày vía Phật và thường có câu “lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày rằm tháng Giêng”. Đối với những người theo đạo Phật thì ngày rằm tháng Giêng và ngày mùng 1 Tết thì là những ngày lễ đầu tiên rất quan trọng trong năm. Vào ngày này, các Phật tử thường lên chùa thắp hương để cầu xin mọi sự bình an và may mắn. Bên cạnh đó, nhiều nơi trên cả nước cũng thường tổ chức những lễ hội lớn nhỏ để tưởng nhớ công ơn của các vị thành hoàng, những người có công với Tổ quốc để cầu mong một năm mới an lành, may mắn và thành công.

Trên đây là những thông tin về quan niệm “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” của người Việt. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn.

>> xem thêm: Văn khấn rằm tháng giêng

Tục xin ấn Trần Triều rằm tháng giêng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *