Tết Nguyên Đán là Tết cổ truyền của cả dân tộc Việt Nam. Mỗi gia đình, mỗi người sẽ có những cách đón chào năm mới khác nhau, do đó khâu chuẩn bị cũng không giống nhau. Những món đồ cần sắm sửa, chuẩn bị còn phụ thuộc vào kinh tế của từng gia đình, tục lệ của từng vùng miền ở nước ta.
1. Dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Việc dọn dẹp nhà cửa là một phần không thể bỏ qua của các gia đình đây là hoạt động để đón chào năm mới. Bàn thờ là vị trí quan trọng nhất trong nhà, việc chăm sóc và bài trí bài thờ luôn được mọi người chú trọng hàng đầu, với mục đích là bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, với những người đã khuất và cầu mong tài lộc, bình an, hạnh phúc cho gia đình.
Bên cạnh đó, phòng khách không chỉ là nơi các thành viên trong gia đình họp mặt mà còn là nơi để tiếp khách, theo phong thủy thì đây còn là nơi thu hút sinh khí vào. Cho nên bạn cần phải dọn dẹp, trang hoàng cho phòng khách luôn được sạch sẽ, ngăn nắp.
2. Chuẩn bị quà biếu Tết
Tặng quà Tết cho người thân hay cho đối tác, cấp trên là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống được người Việt ta gìn giữ đến ngày nay. Đây là cách thể hiện sự quý mến, biết ơn của mình dành cho người thân, những người đã hỗ trợ chúng ta trong 1 năm vừa qua.
Ngày xưa, người ta tặng cho nhau con gà, bình rượu thì ngày nay, quà Tết trở nên đa dạng hơn để người mua dễ dàng lựa chọn món quà vừa ý mình. Để tránh sai sót, thì mọi người nên liệt kê danh sách những người cần tặng quà, tìm kiếm địa chỉ mua quà đáng tin cậy và cân đối chi phí sao cho hợp lý.
3. Chuẩn bị thực phẩm ngày Tết
Do ngày nghỉ Tết kéo dài, nên mọi người cần chú ý và lên danh sách những thực phẩm cần mua để dự trữ. Trước Tết thì thường diễn ra các lễ cúng bái nên lượng thực phẩm cần chuẩn bị khá nhiều.
Mọi người nên ưu tiên các thực phẩm dễ bảo quản, đồ khô, nên dự trữ vừa đủ, tránh lãng phí, vứt bỏ. Đặc biệt mọi người cần mua vừa phải các loại thịt, các thức ăn dễ gây ngán, nên đang xen rau củ quả vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ tăng cân sau Tết.
4. Mua sắm quần áo mới
Bạn phải có những bộ áo dài truyền thống để mặc trong ngày mùng 1 Tết hay đi lễ chùa cầu may mắn hái lộc. Nên chọn mua những bộ quần áo mặc Tết mới có màu sắc vui tươi để đem lại may mắn trong những ngày đầu năm. Theo kinh nghiệm của nhiều người, thì bạn nên mua sắm đồ Tết trước 1 tháng vì lúc này có nhiều kiểu đồ đẹp và có mức giá ổn định.
5. Mua đồ cúng, nhang đèn
Đồ cúng bao gồm nhang, hương, quần áo, giấy tiền, vàng bạc. Với phong tục của người Việt Nam, thì đây là điều bắt buộc, mọi người quan niệm rằng năm mới không chỉ người sống mà người đã khuất và các vị thần linh cũng cần được sắm sửa và đón năm mới.
Tầm những ngày 21, 22 âm lịch, bạn nên chọn mua đồ cúng cho ông công ông táo, theo phong tục Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông táo lên trời. Việc chuẩn bị đồ cúng một cách thịnh soạn, đầy đủ còn thể hiện sự tưởng nhớ và niềm tin, mong ước được phù hộ cho gia chủ một năm mới an khang thịnh vượng, mọi điều suôn sẻ, gặp nhiều may mắn.
6. Bày trí mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc là dâng cúng tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia đình và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta.
Mọi người nên mua trái cây vào ngày 29 để đặt lên bàn thờ vì nếu mua quá sớm thì trái cây nhanh bị hỏng, nhất là khi bạn phải cúng trên bàn thờ nhiều ngày. Tùy phong tục mỗi vùng miền, mà trái cây bạn nên mua như chuối, mãng cầu, dừa, đu đủ, cau, quất,…
7. Lựa chọn hoa cúng
Hoa cúng trên bàn thờ ông Công ông Táo, bàn thờ gia tiên, vốn hàng ngày đã quan trọng. Ngày Tết còn quan trọng hơn rất nhiều và nó đã thứ không thể thiếu.
Hoa cúng sẽ được đặt trên bàn thờ trước ngày 30 Tết. Tùy gia đình có thói quen hạ đồ trên bàn thờ xuống vào ngày nào, thì hoa sẽ để lâu hơn. Chính vì thế nên lựa những loại hoa chưa nở, lâu héo để có thể chưng được lâu.
8. Bao lì xì và tiền lì xì
Việc đựng tiền trong bao lì xì trông sẽ lịch sự hơn và người nhận cũng cảm thấy vui hơn nhờ màu sắc sặc sỡ của nó. Hãy lưu ý rằng, mỗi năm sẽ sản xuất những mẫu mới để phù hợp với năm đó, nên hãy kiểm tra kỹ để tránh mua phải bao lì xì của năm cũ, điều này rất không hay trong năm dịp mới.
Có bao lì xì thì thì không thể thiếu được tiền lì xì. Trước Tết, bạn hãy chuẩn bị tiền với đủ các mệnh giá để không bị khó xử, chẳng hạn như muốn lì xì hay mừng tuổi nhưng trong ví chỉ còn tiền với mệnh giá lớn.
Một điểm quan trọng mà bạn phải để ý, đó là cần phải dùng tiền mới để làm tiền lì xì, bạn nên đi đổi tiền trước Tết, có thể tại các ngân hàng, hoặc bất cứ ai bạn có thể đổi tiền mới.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Website:
Tổng đài: 19006889 (Miễn phí)
Hotline: 0988902860 – 0902972972
Hệ thống cửa hàng: http://bit.ly/ch-ancarat
Kênh TMDT: https://ancarat.com/tmdt
Bài viết liên quan