Vì Sao Đạo Phật Chọn Hoa Sen Là Biểu Tượng Cao Quý ?
Hình ảnh hoa sen từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi thế hệ người Việt Nam. Hoa sen chính là biểu tượng của quốc gia Việt Nam, loài hoa thanh tao, mang đậm phẩm chất dân tộc. Trong Đạo Phật, hoa sen cũng chính là loài hoa đại diện cho từ bi và trí tuệ của Đức Phật. Vậy hoa sen vì sao lại được lựa chọn là loài hoa đại diện cho Phật Giáo mà không phải là loài hoa nào khác? Hãy cùng Ancarat tìm hiểu về loài hoa cao quý này nhé!
Như chúng ta đều thấy, trong tất cả chùa chiền, đền miếu, hay những bức tranh, bức tượng về Đức Phật chúng ta đều thấy hình ảnh Ngài tọa thiền trên đóa sen nở rộ. Tuy nhiên, trong lịch sự thì chúng ta đều biết Ngài chứng ngộ giải thoát dưới gốc cây Bồ Đề.
Vậy vì sao hoa sen lại được các Phật tử lựa chọn là loài hoa đại diện cho Phật giáo và hình tượng hoa sen luôn gắn với hình ảnh Đức Phật từ bi. Hoa sen có ý nghĩa như nào trong Đạo Phật? Nhắc đến hoa sen người ta liên tưởng ngay đến những phẩm chất cao đẹp của loài hoa này.
Tinh Khiết -Thanh Tao
Hoa sen đẹp với nét đẹp dân dã, mộc mạc, không phô trương như những loài hoa khác. Cả về sắc và hương, hoa sen luôn giữ cho mình một nét đẹp khiêm nhường. Chính vì vậy, mà hoa sen được ví như loài hoa giữ được phẩm chất than tao, tinh khiết của mình. Gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn.
Hương thơm hoa sen không nồng nàn, quyến rũ như bao loài hoa khác, mùi hương nhẹ dịu, thoang thoảng khiến người ngửi cảm thấy tin khôi, an nhàn, thảnh thơi. Có lẽ đây cũng chính là lý do mà hoa sen không thu hút các loài ong bướm tới thụ phấn, điều này càng làm hoa sen trở nên tinh khiết hơn bao giờ hết.
Cũng như người tu sĩ, nét đẹp của họ không phải đến từ hình sắc, nét đẹp đó tỏa ra từ tâm hồn từ bi, giải thoát. Các tu sĩ quyến rũ mọi người không phải đến từ mùi hương nước hoa mà nó đến từ hương sắc của những phẩm chất đức hạnh bên trong.
Thanh Tịnh- Vô Nhiễm
Như chúng ta đã biết, hoa sen sinh trưởng trong bùn nhơ. Nếu không có bùn nhơ hoa sen sẽ không thể lớn lên được. Sen đặc biệt không trồng được ở nơi nước sạch, nó phát triển và vươn lên ở nơi ao tù nước đọng, bùn lầy. Nhưng khi ra hoa, sen vươn cao đầy sức sống mãnh liệt, tinh khiết và “chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Dù nằm trong bùn lầy, nơi người ta gọi là vũng bùn nhơ nhuốc, trải qua nhiều ngày tháng, chờ ngày vươn mình lên khỏi mặt nước, khoe sắc tỏa hương ngát đất trời .
Hình ảnh bùn với hoa hoàn toàn đối lập và không liên quan gì tới nhau. Bùn đại diện cho những ô tục, dối ren, phiền não, u buồn còn hoa sen thì thanh tịnh, vô nhiễm.
Đức Phật được sinh ra trong cõi hồng trần, nơi có đầy đủ ngũ dục, tham sân si bao quanh nhưng Ngài vẫn quyết định rời bỏ con đường hưởng lạc để đi tìm con đường giải thoát giác ngộ, một cuộc sống thanh tao, vô nhiễm. Vì vậy, hoa sen đã trở thành biểu tượng tâm linh, tôn giáo cho Đạo Phật đại diện cho sự vươn lên, thức tỉnh, giác ngộ và giải thoát ngay tại kiếp này.
Ngay Thẳng
Hoa sen khi mọc thì cọng sen sẽ thẳng tắp đi lên, vươn thẳng không cong lên trên mặt nước. Chính vì vậy, hoa sen mang phẩm chất của sự ngay thẳng.
Đây cũng là phẩm chất cần có của người tu sĩ, luôn giữ tâm thân thẳng trong mọi hình tướng đi, đứng, nằm, ngồi. Luôn giữ tâm ngay thẳng trong sáng, không a dua, nịnh hót, ngả nghiêng trước bất kỳ điều gì của cuộc sống. Nhìn mọi sự vật hiện tượng bằng cái tâm sắc bén, như nó vốn là.
Trừng Thanh
Trừng thanh là tính trong sáng, trắng trong của sen. Ở đâu có sen mọc ở đó nước không bao giờ đục. Đó là lý do, sen được hái không cần phải đi rửa sạch, bởi hoa sen không bị dính bùn nhơ. Bản chất của sen là mang sẵn sự thanh trừng, sạch sẽ.
Cũng như sen, giáo lý Đạo Phật có thể chuyển hóa được con người phàm phu thành những người giác ngộ, tẩy uế thân tâm trí giữ được sự thanh tịnh sáng suốt như một vị thánh. Nơi nào có Đức Phật ra đời nơi đó sẽ được an lành, hạnh phúc, được giải thoát giác ngộ.
Thanh Lương ( Mát Mẻ)
Hoa sen đặc biệt hơn những loài hoa khác khi không chọn mùa xuân là mùa để đua nở. Như chúng ta thường thấy các loài hoa sẽ khoe sắc vào mùa xuân, mùa của những cơn mưa phùn nhẹ, mùa của sự sinh sôi nảy nở, tỏng khi mùa thu và đông là mùa của sự tàn lụi.
Hoa sen lựa chọn mùa hè, giữa cái thời tiết oi bức và khó chịu ấy, sen vươn lên từ bùn nhơ mang đến cho nhân gian sự mát mẻ, làm dịu đi cái oi ả của mùa hè. Sắc hoa thanh tao, hương hoa dịu nhẹ, hè sẽ trở nên mát dịu hơn khi có sen.
Cũng bởi vậy, chư Phật, Chư Tăng ra đời là để đem đến sự an lạc, hạnh phúc đến với chúng sinh. Giữ cõi hồng trần đầy phiền não, Đức Phật và các vị đệ tử đã xuất hiện mang đến cho nhân gian sự khai sáng, hương thơm giới đức, ánh sáng từ bi và trí tuệ lan tỏa khắp nơi nơi, giúp nhân sinh xóa bỏ ưu phiền, khổ đau, tìm về chân ngã và bản tính nguyên sơ của mình, tìm về chốn an lạc, chân hạnh phúc trong thân tâm.
Hình ảnh hoa sen vươn lên mạnh mẽ giữa cái tiết trời oi bức, nóng nảy mang ý nghĩa tượng trưng cho con người ta khi phải sống giữa lửa tam giới, bị thiêu đốt bởi ngọn lửa của tham, sân, si , dục vọng tràn ngập nơi nơi…nhưng khi ta cố gắng bền bỉ nhẫn nại, một lòng tu tập, dưỡng sinh bản thân để khắc phục vượt qua bể khổ. Dùng chính pháp để gột rửa tâm hồn.
Viên Dung ( Tròn Đầy)
Hoa sen mang ý nghĩa của sự tròn đầy. Khi sen nở, những cánh hoa xòe rộng để lộ gương sen tròn trịa, cũng như chúng ta bên trong sâu thẳm đều chứa tính giác tròn đầy, một khi vô minh được phá vỡ chúng ta cũng sẽ nhìn thấy tính giác của bản thân, đẹp đẽ, tròn trịa, chân phương, bản tính Phật luôn có sẵn bên trong chúng ta.
Bồng Thực ( Hoa quả cùng kết một lúc)
Khác với những loài hoa khác sau khi ra hoa, bông rụng mới bắt đầu kết nụ thành trái và có hạt thì hoa sen đã có hoa, gương và hạt cùng kết một lúc. Điều này cũng như luật nhân quả luôn tồn tại song hành với nhau. Có nhân ắt sẽ có quả, nhân với quả như hình với bóng, tác động tới nhau.
Chính bởi vậy, trong đời sống muốn có một cuộc sống thanh tao, đủ đầy, viên mãn, hạnh phúc, an bình thì chúng ta phải luôn luôn không ngừng tu dưỡng chính mình, tu nhân tích đức, luôn làm việc vì mình và nghĩ tới người. Sống chánh niệm và thực hành Bát chánh đạo trong đời sống hàng ngày. Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi với muồn van điều tuyệt vời, thiện lành và an lạc ngay tại đây, ngay bây giờ. Niết bàn hay khổ đau sẽ do tâm ta quyết định.
Ngẩu Không ( tính không)
Cọng sen vươn lên mọc thẳng nhưng bên trong lại rỗng không. Đặc điểm này khiến ta liên tưởng đến tính không trong Đạo Phật, sự từ bi hỷ xả với chúng sinh của người tu hành.
Cuộc sống trở nên khổ đau và phiền não sở dĩ do chúng ta có tâm mong cầu và dính mắc vào vật chất, công danh, tiền tài và địa vị…Những thứ ấy khiến cho chúng ta nuôi dưỡng tham, sân, si và bị chúng chi phối khiến bản thân không thể giải thoát cho chính mình, quẩn quan làm con người cứ phải đau khổ để có được, quên mất sự vô minh , lao vào tranh chấp, giành giật, đau khổ nối tiếp khổ đau.
Người tu Phật hiểu rõ sự tai hại của sự đam mê và bám chấp ấy mà học cách buông xả, nhìn mọi thứ như nó vốn là, bỏ qua sự gắn mác, phán xét, so đo, từ bỏ tham đắm, mong cầu quá mức.Nói đến hạnh hỷ xả, chúng ta liền nghĩ ngay đến Phật Di Lặc. Đối với Phật Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên.
>>> Xem thêm:
Linh phù là gì? Giải mã tác dụng thực sự của linh phù có thực sự tốt?