Thất tịch là ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, thường có mưa ngâu. Theo phương Đông, Thất Tịch (hay Tết Ngâu) là ngày tình yêu. Theo phương Tây là lễ Valentine Đông Á. Vậy thất tịch là gì? Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch.
Chắc hẳn rằng cái tên Thất Tịch (lễ Thất Tịch) nghe rất xạ với đa số người Việt Nam chúng ta nhưng nếu nhắc đến ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau thì sẽ quen thuộc và mọi người đều biết ngày này diễn ra vào thời gian nào trong năm. Vậy nguồn gốc ngày Thất tịch là từ đâu? Ý nghĩa ngày này là gì? Ngày Thất tịch có gì cần lưu ý? Cùng tìm hiểu với Ancarat ngay nhé!
Thất Tịch là gì?
Đã từ lâu, vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm chính là ngày Thất Tịch ở một số nước Đông Á như Việt Nam và Trung Quốc. Lễ Thất Tịch hay còn được gọi là ngày lễ tượng trưng cho tình yêu nó gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ từ lúc xa xưa.
Đối với người Việt chúng ta sẽ gọi ngày Thất Tịch với cái tên thân thuộc đó là ngày ông Ngâu bà Ngâu, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì vào ngày này ở Việt Nam thường sẽ xuất hiện mưa ngâu và nhiều người cho rằng đây chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ được gặp lại nhau.
Lễ Thất tịch 2023 là ngày nào?
Thất tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ ba, ngày 22 tháng 8 năm 2023 dương lịch.
Ý nghĩa lễ Thất Tịch ở Việt Nam
Ngày lễ Thất Tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của chàng Ngưu Lang và Chức Nữ. Câu chuyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ, còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu – câu chuyện khá nổi tiếng bắt nguồn từ Trung Quốc, về sau câu chuyện này được kể lại với nhiều dị bản khác nhau.
Theo phiên bản ở Việt Nam: Truyền thuyết kể rằng: Ngưu Lang chính là chàng trai được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ chăn giữ trâu trên Trời, ngoài chăn trâu giỏi chàng còn có tài nghệ thổi sáo rất hay. Còn Chức Nữ là cô nàng đảm đương về dệt vải, trong một lần tình cờ hai người đã đem lòng yêu thương nhau.
Ngưu Lang đã say mê Chức Nữ vì tính tình hiền dịu, đảm đang nên đã bỏ quên công việc chăn Trâu của mình, về phía Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của chàng cũng đã lơ là dệt vải. Ngọc Hoàng tức giận nên đã ngăn cản họ gặp nhau bằng cách cho người ở đầu sông người ở cuối sông Ngân Hà, nhưng trải qua thời gian họ vẫn một lòng chung thuỷ yêu thương nhau.
Ngọc Hoàng đã cảm động trước tình yêu thương của họ nên đã ban lệnh cho hai người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm và hạ lệnh cho đàn quạ phải họp lại với nhau để làm thành cây cầu bắt qua sông Ngân Hà để giúp cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, đàn quạ có màu đen nên cầu được đặt tên là Cầu Ô Thước.
Cái tên gọi ông Ngâu bà Ngâu chính là vì khi Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau, họ đã khóc vì hạnh phúc và những giọt nước mắt này hóa thành mưa và được trần gian gọi là mưa ngâu và người dân biết đây là lúc Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp lại nhau nên đã đặt tên cho hai người này là ông Ngâu và bà Ngâu.
Và từ đó, mỗi năm đến ngày 7 tháng 7 thì mọi người đều nhớ đến tình yêu thương chung thuỷ, sắc son của Chức Nữ Ngưu Lang nên đã cho đây là ngày thể hiện cho tình yêu đôi lứa hay ngày Thất Tịch đối với người phương Đông.
Lễ Thất Tịch với tên gọi khác là ngày ông Ngâu bà Ngâu theo người Việt Nam. Không những đây chỉ là ngày dành cho tình yêu đôi lứa nói chung mà còn là ngày cầu phúc bình an, con đàn cháu đống,… nói riêng.
Ý nghĩa lễ Thất Tịch ở Trung Quốc
Lễ Thất Tịch chính là ngày lễ tình nhân, bắt nguồn từ Trung Quốc. Vì thế, ngày này chính là một trong những ngày lễ khá quan trọng ở đất nước này. Lễ Thất Tịch theo người Trung Quốc còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.
Mỗi năm, đến ngày lễ Thất Tịch các cô gái Trung Hoa chưa chồng đều cầu nguyện cho mình có được đôi tay khéo léo, đảm đang mọi việc nữ công gia chánh và quan trọng nhất chính là biết dệt vải, thêu thùa may vá. Nhưng cũng có một số người lại cầu cho mình sau này được có được một người chồng, tình yêu của họ đẹp và chung thuỷ một mực như câu chuyện của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Sở dĩ ngày lễ có ý nghĩa này đó chính là bắt nguồn vào thời nhà vua Lê Thánh Tông (1054 – 1072), theo sách sử ghi lại rằng: Khi nhà vua ở tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để nối ngôi nên ông đã đã cầu tự tại ngôi chùa Hà (Hà Nội) vào ngày 7 tháng 7, sau đó ông đã có tin mừng có được một con trai là Thái tử Càn Đức.
Ý nghĩa lễ Thất Tịch ở Nhật Bản
Ngày Thất Tịch ở Nhật Bản chỉ là kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức là sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang và còn được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật ngoài việc được đền thờ cầu tình duyên thì họ còn thường trang trí cho cành trúc trước nhà và viết những ước muốn của mình vào những mảnh giấy sau đó dán lên cành trúc và ước cho mình có được đôi tay khéo léo, mùa màng thì được bội thu.
Ý nghĩa lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, vào ngày Lễ Thất Tịch thì các hoạt động cũng như ý nghĩa của ngày lễ có phần khác so với các nước khác. Ngày Thất Tịch với người Hàn còn gọi là lễ Chilseok ý nghĩa mong muốn có được sức khỏe tốt, mùa màng phát triển mạnh vì lễ Chilseok được diễn ra vào mùa mưa là thời điểm chấm dứt của thời tiết khắc nghiệt nắng nóng.
Vào ngày Chilseok người Hàn thường tắm mưa để cầu sức khoẻ và mưa xuống thì cây trái được tươi tốt hơn thế nên các loại rau củ như bí ngô, dưa chuột,… được sử dụng khá nhiều.
Trên đây là một vài thông tin, cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch, những việc nên và không nên làm trong ngày này. Hi vọng bài viết thật sự hữu ích, giúp bạn hiểu được ngày thất tịch là ngày gì. Chúc bạn sẽ có một ngày lễ Thất Tịch thật vui vẻ và đáng nhớ nhé!
Xem thêm: