Tết nguyên đán được xem là ngày tết cổ truyền của Việt Nam từ bao đời. Trải qua hàng trăm năm, ngày tết cổ truyền vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay, đây là dịp để mọi người sum họp lại sau một năm dài làm việc, học tập. Trong ngày tết, mọi người quây quần bên nhau và chúc cho nhau những điều may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong năm mới. Tuy nhiên, Tết nguyên đán được hiểu như thế nào và những điều thú vị xung quanh ngày tết mà không phải ai cũng biết. Qua bài viết này, Ancarat giải đáp những thắc mắc về tết nguyên đán là gì và những điều thú vị liên quan đến ngày tết.
1. Tết nguyên đán là gì?
Tết nguyên đán hay còn được gọi với cái tên quen thuộc như tết ta, tết âm lịch, tết cổ truyền hay chỉ đơn thuần là tết. Đây được xem là một mùa lễ lớn của những ngày đầu năm mới được tính dựa theo lịch âm của các dân tộc thuộc các vùng văn hóa Đông Á bao gồm có các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam. Theo nhiều sự thay đổi trong lịch sử, ngày nay người Nhật đã bỏ tết nguyên đán, còn Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc vẫn còn lưu giữ những truyền thống này.
Tết nguyên đán được xem là thời điểm kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới, cũng là thời gian giao thoa của đất trời, của vạn vật cỏ cây. Từ “tết” được lấy từ gốc của tiếng Hán Việt là “Tiết” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự khởi đầu hay còn có nghĩa là buổi sơ khai, từ “Đán” có nghĩa là sáng sớm, vì thế nếu đọc đúng phiên âm sẽ là “Tiết Nguyên Đán”.
2. Thời gian diễn ra Tết nguyên đán
Tết nguyên đán tại Việt Nam được tính dựa theo trên lịch âm, sau Tết tây có thể từ 3 đến 4 tuần, Bởi quy luật 3 năm nhuận sẽ có 1 tháng của Âm Lịch nên ngày đầu tiên của lịch âm (tức là tết âm lịch) sẽ không rơi vào trước ngày 21/01 và sau ngày 19/02 của lịch dương, mà thường tết nguyên đán sẽ rơi vào giữa khoảng thời gian của 2 ngày này.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày, từ 29 tháng chạp Nhâm Dần tới hết mùng 5 tháng giêng Quý Mão (20-26/1/2023).
3. Những điều thú vị xoay quanh mùa tết nguyên đán
3.1. Lì xì đầu năm
Lì xì đầu năm mới là một Phong tục truyền thống của dân tộc và là nét đẹp văn hóa của người phương Đông, những bao lì xì được trao đi với mong muốn mang lại nhiều năm mới cho mọi người trong dịp năm mới.
Có thể nói thiếu phong tục lì xì như thiếu tết, bởi tục lì xì là một phần không thể thiếu trong ngày tết của Việt Nam, đặc biệt là niềm vui của trẻ con.
Ngày tết không chỉ đơn thuần là khởi đầu của một năm mới nhiều may mắn mà còn là lúc mọi người chào nhau nhận phong bì lì xì và gửi gắm trong đó sự may mắn, bình an cho đối phương.
Dân gian thường hay truyền miệng những câu chuyện xoay quanh phong tục lì xì, có một con yêu quái hay xuất hiện vào đêm giao thừa, Nó hay thoa đầu bọn trẻ con đang yên giấc ngủ, làm chúng có thể bị ốm hay mơ màng. Vì thế, các gia đình hay có con nhỏ phải thức nguyên đêm để canh Và không cho yêu quái làm hại con mình. Về những lúc ấy, mọi người thường hay để những vật màu đỏ để giúp những con yêu quái trẻ con.
Vậy nên nhiều người tin rằng những bao lì xì đỏ sẽ đem lại lại sự may mắn, bình an và những điều tốt lành cho một năm mới. Ngoài ra, bao lì xì màu đỏ còn tượng trưng cho hạnh phúc sức sống và niềm may mắn. Tục lì xì được ra đời từ đó như một cách đem lại may mắn cho trẻ nhỏ.
3.2. Mua muối cầu may
Mua muối cầu may là phong tục rất phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, vào thời điểm cận kề mùa tết muối ở các tỉnh phía Bắc sẽ tăng giá cao hơn mọi khi rất nhiều, Bởi rất nhiều gia đình mua muối về để trong nhà vào dịp tết. Vì họ quan niệm rằng, Muối tượng trưng cho tình cảm mặn nồng, vì thế họ luôn hy vọng vào sự yêu thương, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Đối với các tỉnh miền Nam cũng có nhiều gia đình mua muối, nhưng họ lại có quan điểm hoàn toàn khác với người miền Bắc. Họ thường mua đầy đủ các vật phẩm như muối, gạo, đường về để chất đầy hủ, bởi họ quan niệm rằng ngày tết đầy đủ những vật phẩm ấy thì cả năm sẽ được đủ ăn.
3.3. Không được quét nhà
Từ xa xưa, ông cha ta đã dặn dò ngày tết không được quét nhà, bởi quan niệm Ba ngày đầu của tết, Những thứ trong nhà đều là tài lộc, tiền bạc, may mắn của cả năm, trong nhà xuất hiện càng nhiều rác thì năm đấy thu về càng nhiều tiền của. Vì thế, nếu quét rác vào ba ngày đầu năm có nghĩa là quét tiền ra khỏi nhà, năm đó sẽ túng thiếu. Ngược lại, nếu chúng ta thực hiện đúng thì cả năm sẽ được đầy đủ, ăn ngon mặc đẹp.
3.4. Trưng hoa đào dịp tết
Chúng ta thường hay thắc mắc tại sao họ lại trang trí hoa mai, hoa đào dịp tết. Bởi họ quan niệm rằng, loài hoa này tượng trưng cho vị thần bảo vệ nhân loại. theo truyền thuyết, nơi nào hoa đào mọc nở rộ chính là nơi ở của hai vị thần tài ba, Họ luôn Xua đuổi ma quỷ để giúp đỡ mọi người. Thế nên, mỗi khi tết đến xuân về các vị thần phải lên chầu Ngọc hoàng, Nên mọi người phải dùng nhánh hoa đào để đề phòng ngày tết.
3.5. Ăn Tết cho hết tết
Đối với mọi người, tết là một dịp đặc biệt bởi đó là lúc mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, gác mọi công việc sang một bên. Cả một năm làm việc vất vả, họ luôn tiết kiệm “ăn chắc mặc chiêu” nhưng mỗi khi tết đến, ai ai cũng xem trọng việc ăn ngon mặc đẹp. Bởi quan điểm đó, mọi người hãy tìm những món ăn ngon nhất phải ăn vào ngày tết, mặc những bộ đồ lộng lẫy đẹp nhất. Mọi thứ đã tạo nên một khái niệm quen thuộc đó chính là “ăn tết”.
3.6. Mua sắm vàng
Mua vàng trong thời điểm đầu năm mới cũng được xem là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam, đầu năm sắm vàng không chỉ để tích lũy tài sản mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới được nhiều may mắn, sung túc, phú quý và giàu sang.
3.7. Mua vật phẩm phong thủy
Những vật phẩm phong thủy được mọi người lựa chọn nhiều nhất trong đầu dịp năm mới như tượng vàng, thần tài, tỳ hưu, đá phong thủy,… Những vật phẩm ấy không chỉ dùng để trang trí làm nổi bật hình thức bên ngoài Mà còn mang ý nghĩa kích thích tài lộc, mang lại sự may mắn, thuận lợi trong công việc làm ăn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.