Đối với nhiều người, ngày vía Thần Tài là dịp đặc biệt quan trọng. Vào ngày này, họ sẽ làm lễ cúng để tạ ơn đến vị Thần Tài đã phù hộ độ trì trong suốt năm vừa qua. Đồng thời đây cũng là ngày đổi vía, lấy vía của ông Thần Tài để mong muốn sự sung túc, phát tài phát lộc trong năm mới. Ngày nay, việc thờ cúng Thần Tài đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam và được nhiều gia đình coi trọng. Vậy khi làm mâm cúng thần tài cần chuẩn bị những gì để đầy đủ nhất. Cùng xem qua bài viết dưới đây:
Ngày vía thần tài là gì?
Tương truyền rằng, từ thời xa xưa, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên đình trong một lần say rượu đã bị rơi xuống trần gian. Do đầu đập vào đá, không nhớ mình là ai nên ông thường đi xin ăn khắp nơi. Nhưng kỳ lạ là, khi vị Thần ấy đi đến cửa tiệm nào xin ăn thì khách cũng đều kéo vào rất đông. Sau này khi đã nhớ ra mọi chuyện, ông đã bay về trời. Từ đó, người dân đã lập bàn thờ để tưởng nhớ vị Thần Tài năm nào và sau này, hàng năm, mọi người cũng lấy ngày ông bay về trời, ngày ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch để làm ngày vía Thần tài.
Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài
Vì đây lễ cúng quan trọng nhất trong năm cho vị Thần Tài nên các gia đình thường chuẩn bị rất thịnh soạn. Tùy vào văn hóa địa phương mà mâm cúng ngày này của mỗi gia đình sẽ có đôi chút khác biệt. Nhưng một mâm cúng Thần Tài truyền thống thường sẽ có những lễ vật như sau:
- Mâm ngũ quả có thể lựa chọn những trái cây quen thuộc với màu sắc tươi sáng như: táo, xoài, cam,…
- 1 lọ hoa tươi như cúc, ly,…
- Giấy tiền vàng mã số lượng tùy vào lòng thành của gia chủ
- Nến, hương
- Trầu cau tươi
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối hột
- 1 bao thuốc lá: cần để cả bao và sắp xếp 2 điếu thuốc thò đầu ra ngoài.
- 3 chén nước, 3 chén rượu
- Bộ tam sên gồm các món: Thịt lợn luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm luộc.
Phía trên là danh sách các lễ vật trong một mâm cúng trong ngày vía Thần Tài tiêu biểu. Đối với những ngày còn lại trong năm như: ngày rằm, mùng Một hàng tháng, bạn chỉ cần chuẩn bị mâm cúng đơn giản với bánh kẹo, hoa quả tươi,…
Cách bày biện mâm cúng Thần Tài
Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài thôi là chưa đủ, bạn còn cần học cách bày biện mâm cúng Thần Tài sao cho hài hòa và hợp phong thủy. Sau đây là một vài nguyên tắc mà bạn nên lưu ý:
- Phía bên trái bàn thờ đặt tượng Thần Tài, phía còn lại đặt tượng Ông Địa.
- Gạo, muối và nước được đặt ở giữa hai ông.
- Lọ hoa tươi nên đặt bên phải bàn thờ, phía bên kia đặt mâm quả.
- Những lễ vật còn lại bạn có thể cân đối sắp xếp vào những vị trí trống sao cho phù hợp, gọn gàng và không gây cản trở việc di chuyển của mọi người.
Trên đây là gợi ý mâm cúng Thần Tài đầy đủ nhất. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp bạn chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng, đầy đủ cho lễ cúng Thần Tài sắp tới để có một năm mới hưng thịnh, phát đạt. Theo dõi Ancarat thường xuyên để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều mẹo hữu ích trong cuộc sống nhé!
Bài viết liên quan