Theo phong tục tập quán người Việt Nam tin rằng Tam Táo hay còn gọi là Táo Quân là những vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình và chăm sóc hạnh phúc cho mọi người trong nhà. Ngoài ra, Thần Táo còn giúp ngăn chặn những năng lượng tiêu cực xâm nhập vào gia đình và duy trì hòa bình cho cả gia đình. Vì Táo Quân cư trú trong bếp quanh năm nên họ biết được mọi việc xảy ra trong nhà.
Hàng năm, vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, các gia đình làm lễ tiễn biệt Tam Táo và tiễn các vị Táo lên hành trình cưỡi cá chép về Thiên Cung. Trong nghi lễ này, Táo quân sẽ báo cáo những việc làm tốt và chưa tốt của các thành viên trong gia đình trong năm qua lên cõi trời.
Cách chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo
Mâm cúng ông Công ông Táo bao gồm ba phần:
- Cúng Phật: Chuẩn bị đủ hoặc tùy theo khả năng các loại: hương, hoa, trà, quả, và thực phẩm như xôi, chè, hoặc bát cơm trắng.
- Cúng chư Thiên, Thần Linh: Sắm lễ tượng tự như cúng Phật.
- Cúng vong linh, gia tiên: Chuẩn bị đủ hoặc tùy theo khả năng: hoa, quả, và một mâm cơm (nếu là cúng chay thì có rau, củ, quả; nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có thịt tịnh nhục – thịt của chúng sinh đã chết mà không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại).
Lưu ý:
- Không cúng quần áo màu vàng.
- Không giết cá chép. Thay vào đó, thả cá chép với tâm muốn phóng sinh, từ bi, không để ông Công ông Táo cưỡi về Trời.
- Về hương: Tùy sở thích và khả năng sử dụng hương cây, hương trầm, hoặc nếu không có hương, có thể dùng tâm hương.
- Về hoa: Chọn các loài hoa có hương thơm, không cần kiêng kỵ về tên hoa và số lượng.
- Về trà: Dùng nước trà để tỏa hương. Nếu không có nước trà, có thể cúng bằng nước trắng.
- Về quả: Số lượng tùy ý, không cần kiêng kỵ về số lượng, nhưng nên chọn loại quả chín thọ thực.
Cách bày lễ cúng ông Công ông Táo
Trường hợp chưa có bàn thờ:
Chuẩn bị một cái bàn, đặt ba cốc gạo và sắp xếp ba lễ trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, và cúng gia tiên.
Trường hợp đã có bàn thờ
Nếu có bàn thờ tà kiến (do người tà kiến bốc bát hương): Trước hết, dọn sạch bàn thờ, sau đó làm theo hướng dẫn để bạch bàn thờ. Sau khi bạch bàn thờ xong, tiến hành nguyện hương và cắm hương vào các bát hương trên bàn thờ gia đình.
Nếu chỉ có bàn thờ Phật: Sắp thêm hai cốc gạo bày hai bên hoặc dưới chỗ thờ Phật: một cốc để cắm hương cho lễ cúng Thần Linh và một cốc để cắm hương cho lễ cúng gia tiên.
Nếu chỉ có bàn thờ thổ công: Sắp thêm để cúng Phật và vong linh tương tự như trên.
Nếu chỉ có một bàn thờ vong linh: Sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh tương tự như trên.
Nơi cúng ông Công ông Táo:
Nên cúng ông Công ông Táo ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm, cao ráo để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng. Có thể cúng trên bàn thờ gia đình.
Ngày ông Công ông Táo là ngày
Ngày cúng ông Công ông Táo có thể được thực hiện vào ngày nào cũng được. Thực chất, việc khấn ông Công ông Táo chính là một hình thức hướng tâm tới chư Thiên, chư Thần. Tâm chúng ta hướng tới đâu, thì chư Thiên, chư Thần sẽ ứng đáp. Ông Công, ông Táo chỉ là tên gọi mà chúng ta đặt. Chính vì vậy, chúng ta không cần kiêng kỵ về ngày giờ mà nên cúng lễ với tâm biết ơn, khi đó chúng ta sẽ nhận được phước báo.
Tuy nhiên, để giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc, chúng ta có thể tùy duyên sắp xếp ngày giờ phù hợp và cúng trước ngày 23.
ANCARAT – TRANG SỨC ĐÁ QUÝ VÀNG BẠC PHONG THỦY
☎️ Hotline: 0988902860 – 0902972972
Website: Ancarat.com