Trái với một Sài Gòn phồn hoa, xô bồ, hối hả Chùa bà Thiên Hậu như một góc tĩnh lặng và an yên giữa lòng thành phố. Đây được coi là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nguồn gốc Chùa Bà Thiên Hậu quận 5
Chùa Bà Thiên Hậu quận 5 được người đời biết đến là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa này trở thành địa điểm tâm linh có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống, văn hóa của đông đảo người dân đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn.
Chùa bà Thiên Hậu quận 5 mang sự tích gì?
Bà Thiên Hậu là một nhân vật có thật vào đời nhà Tống tại Trung Quốc. Tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ra ở Mị Châu, Phúc Kiến. Theo truyền thuyết kể lại, Bà Thiên Hậu khác với những đứa trẻ được mẹ sinh ra sau 9 tháng 10 ngày, bà lại được mẹ mình sinh ra vào tháng thứ 14 của thai kỳ.
Ngoài ra, Lâm Mặc Nương còn có năng lực đặc biệt trong nghành nghề dịch vụ thiên văn đó là nhìn sao trời, đoán thời tiết, từ đó giúp dân chúng trong vùng và càng lớn, năng lực này càng được biểu hiện rõ ràng.
Chưa dừng lại ở đó, năng lực của Bà Thiên Hậu còn được thể hiện qua việc cứu cha và hai anh. Chuyện kể rằng, trong một lần cha và hai anh trai của bà đi tỉnh Giang Tây để bán muối, giữa đường thuyền lâm bão lớn.
Trong lúc ngủ, bằng năng lực đặc biệt bà đã dùng răng cắn được chéo áo của cha và hai tay nắm hai anh. Cũng trong lúc đó, mẹ đã gọi bà thức giấc, vì hở môi vấn đáp nên sóng cuốn cha đi và chỉ cứu được hai anh.
Câu chuyện này càng làm năng lực màu nhiệm Lâm Mặc Nương lan xa. Kể từ đó, bà trở thành vị nữ thần được người dân tôn sùng và họ thường liên tục khấn vái bà khi tàu thuyền gặp nguy hại.
Khi người Hoa chuyển đến Việt Nam sinh sống, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng từ đó mà du nhập theo và nhiều ngôi chùa được dựng lên để thờ Bà Thiên Hậu như: Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,v.v. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Chùa Bà Thiên Hậu ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng từ khi nào?
Chùa Bà Thiên Hậu do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức xây dựng nên từ năm 1760 (thế kỷ XVIII). Sau 262 năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, Chùa Bà Thiên Hậu vẫn giữ được những nét độc đáo riêng có.
Ngày 07 tháng 01 năm 1993, Chùa Bà Thiên Hậu đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu?
Chùa Bà Thiên Hậu nằm ở số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu trung tâm Chợ Lớn. Đây được xem là khu phố người Hoa nổi tiếng nhất ở Sài Thành. Bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi tập trung rất đông người Hoa ở Quảng Đông, Trung Quốc.
Nên ghé thăm Chùa Bà Thiên Hậu quận vào thời điểm nào?
Du khách có thể đến Chùa Bà Thiên Hậu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng sẽ náo nhiệt hơn nếu như bạn ghé thăm chùa vào ngày tổ chức lễ vía Bà Thiên Hậu.
Theo đó, vào ngày 22 – 24/3 âm lịch hằng năm, Chùa Bà Thiên Hậu sẽ tổ chức lễ vía Bà Thiên Hậu. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm thu hút được đông đảo người Hoa và người Việt đến đây cúng bái.
Vào ngày này, ngoài những nghi thức truyền thống về cúng bái, tại đây du khách sẽ được chứng kiến cảnh người dân tổ chức rước kiệu Bà Thiên Mẫu đi xung quanh chùa. Bên cạnh đó, Chùa Bà còn tổ chức hàng loạt các hoạt động sôi động, náo nhiệt như: múa sư tử, múa lân, múa rồng…và các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khác do các đội nhạc dân tộc thực hiện.
Thời gian chùa Bà Thiên Hậu mở cửa
Chùa Bà Thiên Hậu mở cửa vào tất cả các ngày trong năm (trừ chủ nhật). Do đó, du khách có thể đến đây tham quan vào bất cứ lúc nào. Theo đó, chùa sẽ mở cửa từ 6 giờ 30 phút sáng đến 4 giờ 30 phút chiều, du khách cần lưu ý để chủ động lịch trình của mình nhé!
Kiến trúc Chùa Bà Thiên Hậu
Một trong những nét đặc trưng của Chùa Bà Thiên Hậu là kiến trúc hình ấn, gồm tổ hợp của bốn gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.
Tiền điện
Tiền điện của Chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải và đặt bàn thờ Môn Quan Vương Tả ở bên trái.
Tại tiền điện của Chùa Bà Thiên Hậu, du khách còn được chiêm ngưỡng các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu. Cùng với đó là những bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước.
Trung điện
Tại trung điện của Chùa Bà Thiên Hậu có bộ bộ lư “Phát lan” gồm có năm món được điêu khắc vô cùng tinh xảo. Hai bên là hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ chạm hình nhân cùng chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng. Những vật dụng này sẽ được dùng để rước Bà vào ngày vía Bà Thiên Hậu diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng ba âm lịch hằng năm.
Hậu điện
Hậu điện hay còn gọi là chính điện của Chùa Bà Thiên Hậu gồm ba gian. Trong đó:
Gian giữa thờ Thiên Hậu thánh mẫu cao 1m được tạc từ khối gỗ cổ. Bên phải thờ Kim Hoa Nương. Bên trái thờ Long Mẫu Nương Nương.
Hai gian phụ dùng để đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài. Tất cả các pho tượng đều được khoác áo thêu vô cùng lộng lẫy.
Những điều đặc biệt của Chùa Bà Thiên Hậu quận 5?
Đến với Chùa Bà Thiên Hậu du khách sẽ không khỏi trầm trồ bởi nơi đây chứa đựng nhiều điều đặc biệt mà không nơi nào có.
Lưu giữ hàng trăm bảo vật quý
Đến với Chùa Bà Thiên Hậu du khách còn được chiêm ngưỡng những bảo vật quý đang được lưu giữ tại đây. Theo đó, hiện Chùa Bà Thiên Hậu đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng.
Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc.
Ngoài ra, Chùa Bà Thiên Hậu còn chứa rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương. Cùng với đó là 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,…Tất cả đều được chế tác vô cùng tỉ mỉ và chắc chắn sẽ khiến du khách không khỏi trầm trồ.
Nơi cầu nguyện và xin xăm linh thiêng
Chùa Bà Thiên Hậu được biết đến là ngôi chùa cổ nhất của người Hoa tại Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1760 với niên đại khoảng 262 năm. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, ngôi chùa này vẫn giữ được những dấu ấn kiến trúc độc đáo và mang tầm ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống văn hóa của người Hoa đang sinh sống tại Việt Nam.
Đến với Chùa Bà Thiên Hậu, nếu muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp, du khách có thể học văn khấn chùa Bà Thiên Hậu hoặc ghi lại mong ước của mình lên giấy và treo cùng với vòng nhang để cầu xin Bà.
Nơi chụp hình hoài cổ cực lý tưởng
Chùa Bà Thiên Hậu được thiết kế và xây dựng với kiến trúc độc đáo, không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi sự uy nghiêm, chắc chắn mà mỗi góc của ngôi chùa đều mang nét đẹp riêng “thôi miên” mọi du khách. Đặc biệt phải nói đến là hàng rào xanh vững chãi, bảng sớ màu hồng, hai bức tường gạch.
Lễ hội “vía Bà” lớn nhất Sài Gòn
Như đã nói ở trên, vào ngày 22 đến ngày 24/3 âm lịch hàng năm, lễ vía Bà Thiên Hậu được tổ chức thu hút đông đảo người Hoa và người Việt đến đây để cúng bái.
Với những đặc điểm nổi bật này, có thể thấy khi đến với Chùa bà Thiên Hậu du khách không chỉ tìm được chốn tịnh tâm, mà đây còn là cơ hội hiếm có để tìm hiểu lịch sử, kiến trúc nổi bật cũng như văn hóa của ngôi chùa cổ này.
Những lưu ý khi đến Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa là nơi thờ tự linh thiêng, do đó, dù đến tham qua bất cứ nơi nào, du khách cần lưu ý một số nội dung như sau:
- Không mặc những trang phục quá màu mè và phản cảm.
- Không tùy ý đụng chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa.
- Không giẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa.
- Không vứt rác lung tung.
- Không nên tùy ý quay phim, chụp ảnh nếu chưa xin phép và chưa được sự đồng ý của ban quản lý nhà chùa.
Thời gian trôi qua Chùa bà Thiên Hậu vẫn mãi là chốn tâm linh, sinh hoạt văn hóa và là điểm tựa tinh thần mang ý nghĩa to lớn với người Hoa sinh sống tại Sài Gòn nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, đây cũng là địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua mỗi khi có dịp ghé thăm Sài Gòn.
Trên đây là những thông tin về Chùa Bà Thiên Hậu quận 5 mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích về ngôi chùa đặc biệt này. Và đừng quên ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu để cảm nhận sự thanh thản và an yên trong không gian trầm tích này nhé!
>>>>> Xem thêm:
Chùa Ông quận 5: Ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Sài thành
Chùa Ôn Lăng quận 5 – Ngôi chùa với những nét kiến trúc độc đáo có 1-0-2
Chùa Minh Hương quận 5 nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí