Trang sức tôn giáo mang đặc trưng tín ngưỡng gì?
Không giống như các loại trang sức khác, mục đích chính là tôn vinh vẻ đẹp, thể hiện phong cách của người đeo, trang sức Phật giáo có mục đích cao nhất đó là ý nghĩa giáo dục tinh thần, đồng hành cùng người hiểu, và theo đạo Phật giúp họ sống theo đúng tinh thần của Phật dạy.
Trang sức tôn giáo mang đặc trưng tín ngưỡng gì?
Một trong những tương tưởng phổ biến nhất khi đeo trang sức Phật giáo của nhiều người là xem đây là vật phong thủy cát tường, mong muốn được may mắn, che chở, được phát tài, chạm đến một danh vọng quyền lực nào đó. Người ta tin rằng, chỉ cần có dây chuyền mặt Phật họ cầu gì được đó, được thăng tiến sự nghiệp, nhiều tiền của…
Bên cạnh đó, cũng cũng có người tin, vòng đeo tay Phật giúp họ xua đuổi ma quỷ, được che chở để làm những việc xấu, việc khuất tất mà không bị phát hiện, hoặc Ngài sẽ mang đến cho họ niềm vui, sự thanh thản ( sau khi đã làm việc xấu), giảm lo âu.
Một số người vì mục đích nào đó, sử dụng trang sức Phật giáo như một yêu tố để khoe về quá trình tu tập tinh tấn, thể hiện mình đã tu tập nghiêm túc,ngấm trọn đạo Phật.
Một bộ phận nhỏ lại có quan niệm ngược lại cho rằng sử dụng trang sức Phật giáo hoặc treo ảnh Phật trang trí trong nhà là có tội, đó là hành động bất kính với ngài. Họ cho rằng, hình ảnh Phật là biểu tượng của sự tôn nghiêm, thiêng liêng và cao quý trong khi đó, thân thể con người là bất tịnh nên việc mang trang sức bên người chính là sự thiếu hiểu biết và nhận quả xấu.
Thực ra, tất cả những quan niệm trên đây đều là sai lầm,thể hiện sự hiểu biết chưa toàn diện và đúng đắn về Phật học nói chung và tinh thần nhân văn, bác ái, từ bi, hỉ xả của Người.
Vậy trang sức Phật giáo có tác dụng gì?
Đầu tiên, chúng ta cần biết về quan niệm của Đức Phật, Ngài cho rằng, ham muốn chính là nguồn gốc khổ đau của con người, Ngài khuyên con người muốn hết khổ đau hãy từ bỏ Tham – Sân – Si, sống sâu sắc từng phút
giây thương yêu đồng loại. Vậy thì hà cớ gì bạn đeo trang sức Phật để cầu mong những điều Phật xem là nguồn gốc khổ đau và bất hạnh ?
Phật giáo cũng quan niệm Ma tà chính là dục vọng, thèm khát, ham muốn, khoái lạc do thân xác. Nó cũng là biểu trưng cho xung năng tiềm ẩn bên trong tâm thức. Ví dụ: Khi chơi bạc, đề đóm… xuất phát từ chính lòng tham của con người mà gây ra những hậu quả to lớn, khi đó con người lại cho rằng vì ma xui quỷ khiến hoặc do số đen đủi mà vậy. Nếu Phật đã quan niệm như vậy thì tại sao bạn lại cầu đức Phật che chở khi chính bản thân mình còn giữ lấy con “ma” trong chính mình.
Nếu bạn dùng chiếc vòng đeo tay Phật để khoe, minh chứng về thành quả tu tập của mình thì hãy nhờ rằng chính Đức Phật có nói “tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”. Như vậy, trang sức Phật giáo không phải là phương tiện, biện pháp hoặc thành quả cho nhận thức và hành vi của bạn. Nếu như đeo một chiếc vòng, thậm chí khoác 1 chiếc áo mà thành thầy thu thì các Thiền sư nổi tiếng, lỗi lạc đã không dành cả đời để trốn trên núi cao tu tập.
Vậy trang sức Phật được người theo Phật chân chính sử dụng như thế nào?
Tác dụng lớn lao nhất của những chiếc vòng hay dây chuyền mặt Phật đó là Dùng để nhắc nhở mỗi chúng ta tu tập nhiều hơn, sâu hơn nữa. Theo đó, khi thỉnh một chiếc vòng đeo tay có in hình mặt Phật bạn sẽ luôn tự nhắc mình phải có lời nói, cử chỉ ôn hòa, đúng mực, kiên nhẫn và từ bi từ ý nghĩ đến lời nói. Hoặc khi dùng chiếc nhẫn bông hoa sen để nuôi dưỡng, tăng trưởng lòng từ bi, trí tuệ, tình yêu, cách sống thơm ngát như đóa sen.
Nếu như mỗi ngày bạn đều quan niệm được Phật ở bên mình, trong mình nhắc nhở sẽ có suy nghĩ, lời nói, hành động lương thiện và cao đẹp từ đó gieo thiện duyên, sống an lành, một đời thanh thản, tâm an yên. Cố gắng tạo phước hôm nay, ngày mai hưởng phước hoặc để phước cho con cháu về sau.
Như vậy, trang sức Phật giáo chỉ có ý nghĩa giáo dục tinh thần, theo đó, việc mang trang sức này trên người chủ yếu mang ý nghĩa nhắc nhở. Vậy tại sao phải hạ thấp thân thể con người và xem rằng mang hình Phật trên cổ tay, ngón tay hoặc trên cổ là làm ô uế ngài. Đức Phật vốn bao dung, yêu thương tất thảy, nhẫn nhịn chịu sự hy sinh, qua bao lần vu oan, ủy nhục vẫn một lòng bác ái, hướng thiện, lẽ nào người lại xem con người là thứ ô uế và rồi trừng phạt, phạt tội người đeo hình mình? Nếu bạn nghĩ vậy e rằng bạn cũng không hiểu hết về tình yêu thương bao la của Đức Phật.
Những Phật tử chân chính luôn có niềm tin bất diệt rằng, khi thỉnh một chiếc vòng đeo tay Phật trên cổ tay với lòng tôn kính sẽ giúp họ thường xuyên được nhìn thấy Ngài với khuôn mặt có nét từ bi, hiền hậu lan tỏa, cho ta cảm giác dễ chịu, an lành cũng từ đó để nhắc nhở mình sống, làm việc theo gương Phật, mỗi ngày một bước hướng thiện, bỏ lòng tham, về nơi an yên, bỏ ngoài những giông bão cuộc đời. Phật bên ngoài và Phật trong tâm sẽ giúp hành trình chuyển hóa tâm an thêm viên mãn, hoàn hảo.
>>> Xem thêm: BST trang sức tín ngưỡng tôn giáo TẠI ĐÂY
Đọc thêm: