Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết nửa năm, tết diệt sâu bọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, các gia đình thường thực hiện lễ cúng vào giờ Ngọ (từ 11h – 13h).
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á bao gồm: Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết nửa năm, tết diệt sâu bọ. Người dân Việt Nam có tập tục đón Tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Đây là giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày thứ Năm (tức ngày 22/6 dương lịch). Đoan ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa (đoan: mở đầu, ngọ: giữa trưa). Vì vậy, lễ cúng diễn ra vào giờ Ngọ (từ 11h – 13h). Theo quan niệm cổ truyền, vào Tết Đoan Ngọ, người dân thường làm mâm cúng tết Đoan ngọ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn. Mâm cúng tết Đoan ngọ thường gồm: vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Ngoài ra, theo phong tục của từng vùng miền, mâm cúng còn có thêm các lễ vật khác, đặc trưng. Trong đó, vào ngày tết Đoan Ngọ, người dân miền Nam thường mua cơm rượu, bánh ú nước tro, có thể kèm lá xông và trái cây về cúng. Nhiều gia đình ở miền Trung chuẩn bị mâm cúng với vịt quay. Người dân ở một vài nơi rủ nhau đi tắm biển hoặc tắm nước múc lên từ giếng vào lúc đúng 12h trưa ngày Tết Đoan ngọ. Tại miền Bắc, người dân thường chuẩn bị mâm cúng gồm: cơm rượu, quả vải, mận… trong ngày tết Đoan Ngọ như một cách để diệt trừ sâu bọ. Tại một số vùng quê, người dân lưu truyền tục hái lá thuốc vào giờ Ngọ của ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch vì tin rằng đây là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm. Họ thường hái bất kỳ các loại lá gì có sẵn trong vườn, có thể phơi khô, để dành trị bệnh. >>>>> Xem thêm :
Khung giờ vàng cúng tết Đoan ngọ năm 2023
Mâm cúng tết Đoan ngọ 2023 chi tiết, chuẩn 3 miền Bắc Trung Nam