Tết cần chuẩn bị những gì?
Tết Nguyên Đán là Tết truyền thống của người Việt. Mỗi gia đình, mỗi người có cách chuẩn bị đón năm mới riêng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục ở từng vùng. Cùng ANCARAT tìm hiểu Tết cần chuẩn bị những gì?
1. Dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Dọn dẹp nhà cửa là một phần quan trọng của chuẩn bị cho năm mới, và việc trang trí bàn thờ đóng vai trò quan trọng. Đây là không gian tôn trọng, thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên và cầu mong tài lộc, bình an, và hạnh phúc cho gia đình.
2. Chuẩn bị quà biếu Tết
Tặng quà Tết cho người thân hay cho đối tác, cấp trên là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống được người Việt ta gìn giữ đến ngày nay. Đây là cách thể hiện sự quý mến, biết ơn của mình dành cho người thân, những người đã hỗ trợ chúng ta trong 1 năm vừa qua.
Quà Tết thường là con gà, bình rượu, nhưng hiện nay, đa dạng hóa hơn để người mua có nhiều lựa chọn hơn. Để tránh những sai sót không mong muốn, nên lập danh sách người nhận quà, tìm kiếm địa chỉ mua quà đáng tin cậy, và cân nhắc chi phí sao cho hợp lý.
3. Chuẩn bị thực phẩm ngày Tết
Mọi người nên ưu tiên các thực phẩm dễ bảo quản, đồ khô, nên dự trữ vừa đủ, tránh lãng phí, vứt bỏ. Đặc biệt mọi người cần mua vừa phải các loại thịt, các thức ăn dễ gây ngán, nên đang xen rau củ quả vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ tăng cân sau Tết.
4. Mua sắm quần áo mới
Cần sở hữu bộ áo dài truyền thống để mặc vào ngày mùng 1 Tết hoặc khi thăm chùa để cầu may mắn. Nên chọn những bộ áo mới với màu sắc tươi tắn để mang lại may mắn trong những ngày đầu năm. Lời khuyên kinh nghiệm là mua sắm đồ Tết khoảng 1 tháng trước để có nhiều lựa chọn và giá cả ổn định.
5. Mua đồ cúng, nhang đèn
Đồ cúng bao gồm nhang, hương, quần áo, giấy tiền, vàng bạc. Theo phong tục truyền thống ở Việt Nam, việc chuẩn bị cúng đón năm mới không chỉ dành cho người sống mà còn cho những linh hồn đã khuất và các vị thần.
Trong khoảng ngày 21, 22 âm lịch, hãy chuẩn bị đồ cúng cho ông công ông táo, theo phong tục truyền thống của Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp được coi là ngày ông táo trở về trời. Việc chuẩn bị cúng cơm trắng và các món ăn khác một cách chu đáo không chỉ là sự ghi nhớ và kính trọng mà còn là lời chúc cho một năm mới tràn đầy an khang, thịnh vượng, và may mắn.
6. Bày trí mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc là dâng cúng tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia đình và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta.
7. Lựa chọn hoa cúng
Hoa cúng trên bàn thờ ông Công ông Táo, bàn thờ gia tiên, vốn hàng ngày đã quan trọng. Ngày Tết còn quan trọng hơn rất nhiều và nó đã thứ không thể thiếu.
8. Bao lì xì và tiền lì xì
Việc đựng tiền trong bao lì xì thần tài trông sẽ lịch sự hơn và người nhận cũng cảm thấy vui hơn nhờ màu sắc sặc sỡ của nó.
Lưu ý rằng mỗi năm sẽ có những mẫu bao lì xì mới, nên hãy kiểm tra kỹ để tránh mua những mẫu của năm trước, điều này không tốt trong dịp Tết mới.